Cấu tạo của hệ thống Turbo tăng áp

Cấu tạo của hệ thống Turbo tăng áp

|Tin tức

I. Turbo tăng áp là gì?

Hôm nay Phụ tùng ô tô Honda Thăng Long sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ thống turbo tăng áp trên dòng xe Honda nói riêng và các dòng xe khác nói chung.

“Turbo Tăng áp” có tên gọi tiếng Anh là Turbocharger là một cụm từ dùng chung để chỉ các hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức. Động cơ tăng áp có thể hiểu đơn giản là hệ thống nạp nhiên liệu để nén thêm không khí vào buồng đốt, và như vậy có thể đưa vào nhiều nhiên liệu hơn qua đó làm tăng công suất so với động cơ hút khí tự nhiên mỗi khi hỗn hợp đốt nổ trong xylanh.  

Đây là một sản phẩm được sử dụng để làm tăng sức mạnh cho hệ thống động cơ khá phổ biến hiện này, nó được trang bị cho các loại xe tải và xe ô tô giúp cho động cơ hoạt động mạnh mẽ giúp xe di chuyển một cách dễ dàng trên nhiều dạng địa hình hiểm trợ và khó khăn.

Xem thêm: Turbo tăng áp Honda CRV, CIVIC 1.5

           II.Cấu tạo của turbo tăng áp

 

Turbocharge gồm ba phần chính, ở giữa hệ thống là các vòng bi xoay quanh một trục. Mỗi đầu của trục được gắn với một tuốc bin nằm trong một hộp xoắn ốc (giống như vỏ ốc sên). Thông thường thì khí xả sẽ được dẫn đến một đầu quạt được gọi là turbine nhằm mục đích là tạo lực để quay trục và quay cái quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại được gọi là bộ nén. Turbocharge có thể xoay rất nhanh. Khi ôtô chuyển động thẳng đều trên đường, tuốc bin của turbocharge có thể “chạy không tải” ở tốc độ 30.000 vòng/phút. Nhấn ga và các tuốc bin này có thể tăng tốc lên từ 80.000- 100.000 vòng/phút do có nhiều khí xả nóng hơn được đẩy qua tuốc bin.

Nhìn chung thì các turbo tăng áp giống như một hệ thống sinh áp lực theo kiểu cưỡng bức, không khí sẽ được nén vào bên trong các hệ thống động cơ.

Xem thêm: Két làm mát turbo Honda Civic 1.5 2016-2020

        III. Nguyên lý hoạt động

Trong buồng đốt của động cơ, việc đốt cháy không chỉ bị giới hạn ở số lượng nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt mà nó còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng không khí pha trộn với lượng nhiên liệu cháy. Lúc đó cần một lượng không khí đi vào khoang nạp của hệ thống động cơ phải ở một mức áp lực cao để nhiên liệu có thể đốt cháy. Turbo tăng áp lúc này có tác dụng tạo một lượng khí nén nhất định cho động cơ. Khi khí được nén vào xi lanh, không khí nhiều hơn khiến lượng nhiên liệu vào động cơ cũng tăng. Điều này khiến xe khỏe hơn, vận hành linh hoạt hơn

Xem thêm: Két làm mát turbo Honda Civic 1.5 2016-2020

     

Viết bình luận